Báo cáo Phòng ban
Last updated
Last updated
KPI phòng ban là bản báo cáo tự động tổng hợp, báo cáo lại các dữ liệu mà một phòng ban trong doanh nghiệp thực hiện trên hệ thống theo khoảng thời gian
KPI phòng ban dùng để thống kê kết quả làm việc của một phòng ban nào đó trong doanh nghiệp
KPI phòng ban thường sẽ phân quyền cho trưởng phòng để tổng hợp báo cáo, số liệu của tất cả nhân viên trong phòng
Để xem KPI phòng ban trên hệ thống bạn cần phải được phân quyền cho chức năng Thống kê KPI phòng ban
Truy cập: xem thống kê KPI phòng ban của mình
Xem tất cả: xem thống kê tất cả KPI phòng ban trên hệ thống
Biểu đồ biến động Doanh Số theo tháng: sẽ thống kê các ngày trong tháng, để bạn có sự so sánh doanh số, doanh thu, số đã thu của phòng ban đó biến động trong tháng. Bạn có thể trỏ chuột vào biểu đồ để xem chi tiết con số.
Biểu đồ so sánh doanh số của các nhân viên trong phòng ban
Bảng tỷ lệ chuyển đổi đây là tỷ lệ chuyển đổi từ lúc có khách hàng mới cho đến khi khách hàng mua hàng, có doanh thu.
Bảng tỷ lệ chuyển đổi gồm 5 bước:
Bước 1: Khách hàng mới:
Thống kê số lượng khách hàng được tạo ra trong tháng.
Bước 2: Tương tác:
Thống kê tổng tương tác với khách hàng trong tháng.
Bước 3: Hoạt động:
Bước 4: Thống kê tổng đơn hàng liên quan đến khách hàng đã thực hiện trong tháng.
Bước 5:
Bạn có thể click vào số lượng để xem chi tiết hoặc tải bảng tỷ lệ chuyển đổi xuống để làm báo cáo
Bảng thống kê tổng hợp: Bảng thống kê tổng hợp so sánh giữa các nhân viên trong phòng ban
KH phụ trách: Tổng số lượng khách hàng phụ trách của mỗi nhân viên trong phòng tính đến thời điểm hiện tại (không áp dụng theo thời gian lọc)
Tìm mới: Số lượng khách hàng tìm mới tức là bạn nhân viên đó là người tạo KH (bạn tạo KH và chọn người phụ trách là người khác thì số liệu ở đây vẫn tính cho bạn)
Lưu ý: Số liệu “Tìm mới” sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào thời gian lọc.
Công việc có liên quan tới khách hàng tuỳ thuộc vào thời gian lọc.
Email bạn nhân viên đó gửi cho KH trong tháng và KH có đọc email.
SMS bạn nhân viên đó đã gửi thành công cho KH trong tháng.
Cuộc gọi đi cho KH thành công, có phát sinh ra số phút.
Đơn hàng bạn nhân viên đó là người thực hiện trong tháng.
Hợp đồng đã tạo trong tháng.
Doanh thu trên đơn hàng.
Bảng chi tiết đơn hàng bán: Thống kê tổng hợp các đơn hàng bán của phòng ban đó trong tháng, bạn có thể tải xuống để lấy dữ liệu làm báo cáo
Sản phẩm bán ra trong kỳ: Thống kê các sản phẩm phòng ban đó đã bán ra trong tháng, bạn có thể tải xuống để lấy dữ liệu làm báo cáo.
Chu kỳ khách hàng thống kê trung bình mất bao nhiêu để chuyển khách hàng từ lúc mới tạo trên hệ thống sang trạng thái cụ thể.
Ví dụ: Thời gian bao lâu để chuyển khách hàng đến Trạng thái “Chốt”
Từ đó đánh giá lại khách hàng, hỗ trợ nhân viên kịp thời đồng thời kiểm tra chéo tình hình xử lý khách hàng của nhân viên.
Số ngày quan sát bạn xem theo chiều hướng giảm dần. Ví dụ: Như bảng trên đang quan sát trong 8 ngày thời gian bắt đầu xem sẽ từ ngày 19/12/2023 đến thời điểm hiện tại là ngày 26/12/2023.
(1) Thống kê theo phòng ban cần xem. Chọn phòng ban nào thì sẽ thống kê theo phòng ban đó, không hiển thị phòng ban trực thuộc bên dưới. Trường hợp muốn xem tất cả phòng ban thì chọn “tất cả”
(2) Giám sát theo: số ngày quan sát tối thiểu là 4 ngày và tối đa là 12 tuần.
(3) Thời gian bắt đầu: sẽ tự động nhảy theo số ngày hoặc tuần anh/ chị lựa chọn theo dõi tính đến thời điểm hiện tại.
(4) Kết quả: chỉ định mối quan hệ cụ thể.
(5) Sau đó chọn Tìm kiếm
Với bảng này, bạn có thể thấy, tôi đang xem báo cáo của tất cả phòng ban, trong khoảng thời gian quan sát là 8 ngày và kết quả tôi muốn xem bao lâu thì khách hàng được chuyển sang trạng thái “chốt”
Theo bảng, ngày 19/12/2023 có 1 khách hàng được tạo mới, nhưng tới ngày 5 thì mới chốt được khách hàng này
Ngày 23/12/2023 có 1 khách hàng mới và đã chốt được luôn khách đó ngay trong ngày
Bạn có thể click vào con số sẽ hiển thị thông tin khách hàng ở trong mối quan hệ đó:
Hành trình khách hàng: là thống kê số lượng khách hàng đang ở mối quan hệ anh/ chị đã phân loại.
(1) Lọc thống kê theo số ngày hoặc tuần: tối đa là 12 tuần và tối thiểu là 4 ngày.
(2) Ngày bắt đàu: Thời gian bắt đầu sẽ được tính theo ngày hoặc tuần giám sát đến thời điểm hiện tại.
(3) Sau đó click Tìm kiếm
(4) Các mối quan hệ và số lượng khách hàng trong từng mối quan hệ theo các ngày quan sát
(5) Doanh thu theo từng ngày
Hiển thị bảng báo cáo doanh số của từng khách hàng theo phòng ban và thời gian tạo khách cụ thể. Bảng báo cáo này sẽ cho bạn nhìn tổng quan được khách hàng được tạo từ thời gian nào, có phát sinh doanh số hay chưa và khách đã mua hàng bao nhiêu lần
(1) Lọc thống kê doanh số của phòng ban
(2) Lọc xem theo mối quan hệ, nếu không chọn thì kết quả lọc hiển thị các khách hàng trong tất cả mối quan hệ
(3) Thời gian tạo khách hàng (bắt buộc phải chọn thời gian để xem báo cáo chính xác)
(4) Thời gian thống kê: Anh chị muốn xem thống kê trong khoảng từ thời gian nào đến thời gian nào, thời gian lọc không được vượt quá 6 tháng
(5) Trạng thái mua hàng: bao gồm 4 trạng thái
Tất cả: tất cả khách hàng chưa mua hàng, đã mua đang xử lý
Chưa mua hàng: báo cáo các khách hàng trong thời gian tạo nhưng chưa có đơn hàng
Đang xử lý: Khách hàng có đơn hàng nhưng đơn hàng chưa được duyệt
Đã mua: Với điều kiện lọc “đã mua” có thể chọn số lần mua (chỉ cần khách hàng có đơn hàng được duyệt sẽ tính là đã mua)
Tổng số khách hàng mà nhân viên của phòng ban đó là người phụ trách.
Chi tiết theo từng nguồn anh/ chị đã phân loại. Khi click vào con số sẽ hiển thị ra danh sách khách hàng chi tiết.
Email: số email khách hàng đã đọc
Tin nhắn: số tin nhắn gửi thành công cho khách hàng.
Gọi điện: cuộc gọi đi thành công cho khách hàng – khách hàng có nghe máy, có phát sinh số phút.
Công việc: là những công việc thống kê theo thời gian lọc (cả công việc có gắn khách hàng và không gắn khách hàng). Công việc hiển thị tính theo Thời gian bắt đầu và kết thúc.
Ví dụ: Công việc có thời gian bắt đầu là 20/10/2023, thời gian kết thúc là 20/12/2023 thì sẽ hiển thị ở báo cáo tháng 10 và báo cáo tháng 12. Báo cáo tháng 11 sẽ không có công việc này
Khi click vào số công việc sẽ hiển thị: Tên công việc, thời gian thực hiện công việc, khách hàng liên quan và mối quan hệ
Trao đổi: là những trao đổi của nhân viên đó trong chi tiết khách hàng.
Thống kê toàn bộ công việc thực hiện trong tháng.
Thống kê chi tiết theo dự án công việc hoặc theo loại công việc thực hiện.
Đơn hàng: là các đơn hàng có ngày đặt hàng trong tháng.
Ví dụ: ngày 20/12 nhân viên tạo đơn hàng có “Ngày đặt hàng” là 20/11 thì đơn hàng sẽ hiển thị trong báo cáo của tháng 11.
Hợp đồng: là các hợp đồng mà bạn nhân viên đó đã tạo trong tháng.
Xuất kho: là các phiếu xuất kho tính theo ngày xuất kho được điền trong phiếu.
Nhập kho: là các phiếu nhập kho tính theo ngày nhập vào kho được điền trong phiếu.
Tuy nhiên để thống kê được phiếu xuất kho và nhập kho thì bạn cần sử dụng module kho của Getfly.
Tỷ lệ số đơn hàng/ số KH mua hàng là thống kê trung bình mỗi khách hàng mua bao nhiêu đơn.
Tần Suất mua hàng: thống kê số lượng khách hàng mua hàng 1 lần và số lượng khách hàng mua hàng nhiều lần từ 2 đơn trở lên.
Theo hợp đồng:
Tái ký: là loại hợp đồng khi tạo và lựa chọn loại hợp đồng gia hạn. Phần này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, sau khi thời gian sử dụng dịch vụ kết thúc thì KH hàng tiếp tục gia hạn hoặc tái ký sử dụng tiếp, giúp cho anh chị thống kê được số lượng KH tái sử dụng trong tháng đó.
HĐ Đã hết hạn: căn cứ dựa trên ngày có hiệu lực khi bạn tạo hợp đồng, và thống kê có bao nhiêu hợp động hết hạn trong tháng đó.
Doanh thu: là doanh thu trên tổng đơn hàng bán trong tháng.
Chi tiết theo từng nguồn bạn đã phân loại.
Dựa vào bảng tỷ lệ chuyển đổi anh chị có đánh giá xem nguồn khách hàng nào đang có doanh thu cao nhất và nguồn nào đang đem lại hiệu quả nhất.